Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Ngoại thần kinh : Dấu hiệu đồng tử dãn trong CSTN

Thường thường sau khi đánh giá Glassgow các bạn hay đánh giá đồng tử có giãn và có đáp ứng ánh sáng ko? có khi nào bạn tự hỏi làm vậy để đánh giá cái gì ko :)) vì sao CTSN lại có đồng tữ giãn không đáp ứng ánh sáng?
Nguồn : diendanykhoa.com
+Muốn hiểu được cơ chế phản xạ đồng tử, chúng ta cần phải hiểu các vấn cơ chế co thắt đồng tử:
Cơ thắt đồng tử(cơ vòng đồng tử) (gây co đồng tử, do thần kinh phó giao cảm điều khiển)
Cơ giãn đồng tử( gây giãn đồng tử, do thần kinh giao cảm điều khiển)
Đồng tử co khi:
+Cường phó giao cảm+thần kinh giao cảm bình thường hoặc giảm
+Phó giao cảm bình thường+thần kinh giao cảm bị giảm
Đồng tử giãn khi:
+Cường giao cảm+thần kinh phó giao cảm bình thường hoặc giảm
+Giao cảm bình thường+thần kinh phó giao cảm bị giảm
Cung phản xạ đồng tử với ánh sáng mạnh(gây co đồng tử) : vì ánh sáng mạnh là kích thích phó giao cảm : cơ chế tại sao các bạn có thể tham khảo thêm phần mắt.
thêm vào đó, TK phó giao cảm mượn đường DTK sọ số III để đến chi phối cho cơ vòng.
Về DTK sọ số III, trên đường đi về hướng xoang hang, dây III nằm trên gờ của lều tiểu não, mà tại gờ lều tiểu não, phần não nằm bên trên dây III là phần móc của mặt dưới thùy thái dương.
=>Một khối choáng chỗ vùng trên lều, nằm ở bất kỳ vị trí nào trong hoặc trên bán cầu đại não, đều có thể gây ra sự di chuyển và thoát vị thùy móc hải mã xuống dưới, cấn vào gờ lều tiểu não, gây chèn ép dây thần kinh III
Chèn ép dây III thì gây cường giao cảm => dãn đồng tử, khi ta đưa ánh sáng ( kích thích pgc ) thì sẽ không có đáp ứng ánh sáng :)

1 nhận xét: