Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Ngoại thần kinh : Dấu hiệu đồng tử dãn trong CSTN

Thường thường sau khi đánh giá Glassgow các bạn hay đánh giá đồng tử có giãn và có đáp ứng ánh sáng ko? có khi nào bạn tự hỏi làm vậy để đánh giá cái gì ko :)) vì sao CTSN lại có đồng tữ giãn không đáp ứng ánh sáng?
Nguồn : diendanykhoa.com
+Muốn hiểu được cơ chế phản xạ đồng tử, chúng ta cần phải hiểu các vấn cơ chế co thắt đồng tử:
Cơ thắt đồng tử(cơ vòng đồng tử) (gây co đồng tử, do thần kinh phó giao cảm điều khiển)
Cơ giãn đồng tử( gây giãn đồng tử, do thần kinh giao cảm điều khiển)
Đồng tử co khi:
+Cường phó giao cảm+thần kinh giao cảm bình thường hoặc giảm
+Phó giao cảm bình thường+thần kinh giao cảm bị giảm
Đồng tử giãn khi:
+Cường giao cảm+thần kinh phó giao cảm bình thường hoặc giảm
+Giao cảm bình thường+thần kinh phó giao cảm bị giảm
Cung phản xạ đồng tử với ánh sáng mạnh(gây co đồng tử) : vì ánh sáng mạnh là kích thích phó giao cảm : cơ chế tại sao các bạn có thể tham khảo thêm phần mắt.
thêm vào đó, TK phó giao cảm mượn đường DTK sọ số III để đến chi phối cho cơ vòng.
Về DTK sọ số III, trên đường đi về hướng xoang hang, dây III nằm trên gờ của lều tiểu não, mà tại gờ lều tiểu não, phần não nằm bên trên dây III là phần móc của mặt dưới thùy thái dương.
=>Một khối choáng chỗ vùng trên lều, nằm ở bất kỳ vị trí nào trong hoặc trên bán cầu đại não, đều có thể gây ra sự di chuyển và thoát vị thùy móc hải mã xuống dưới, cấn vào gờ lều tiểu não, gây chèn ép dây thần kinh III
Chèn ép dây III thì gây cường giao cảm => dãn đồng tử, khi ta đưa ánh sáng ( kích thích pgc ) thì sẽ không có đáp ứng ánh sáng :)

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

NTK-ASIA


ASIA Learning Center Materials -
International Standards for Neurological Classification of SCI (ISNCSCI) Exam Worksheet
các bạn vào link ở dưới để có thể download ảnh gốc
https://www.mediafire.com/?oya4e1hx5ar931y

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

CTCH - NẸP CHỐNG XOAY

1.     Chức năng:
-       Cố định, ổn định khớp cổ chân sau chấn thương, sau mổ.
-       Chống xoay ở tư thế nằm của chân chấn thương.
2.     Chỉ định:
-       Gãy cổ xương đùi ở người già không có chỉ định phẫu thuật.
-       Sau phẫu thuật quanh ổ cối, cổ xương đùi, khớp gối cổ chân.
-       Nẹp chống xoay H2 chỉ định cho những trường hợp như trên và cần giữ thẳng chân, chống co đầu gối.
orbe.com, se bo sung tiep.....

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

CTCH - Quá trình liền xương


Quá trình liền xương có thể tóm tắt thành 3 hoặc 4 gd theo hình trên.
Giai đoạn đầu còn gọi là pha viêm:

- Xuất hiện ngay sau khi xương gãy giai đoạn này kéo dài trong thời gian 3 tuần với đỉnh điểm là ngày thứ 3 tới ngày thứ 5 sau chấn thương.

- Lực tác động làm gãy xương sẽ đồng thời làm tổn thương cả 2 hệ thống cấp máu của màng xương và tủy xương dẫn tới hoại tử các tế bào tại ổ gãy, các tế bào này sẽ giải phóng các yếu tố hoạt hóa thành mạch gây tăng quá trình giãn mạch và thẩm thấu thành mạch. Quá trình này làm tăng lưu lượng máu tới ổ gãy và đỉnh điểm là 2 tuần sau chấn thương. Trên nền của cục máu đông hình thành từ các tế bào viêm, các nguyên bào sợi xuất hiện tạo ra collagen dần thay thế cục máu đông bằng tổ chức hạt.

Giai đoạn hai là giai đoạn tạo can xương: kéo dài từ 1 đến 4 tháng, gồm hai giai đoạn như sau:

- Hình thành can xương mềm: diễn ra trong 1- 3 tuần đầu:

+ Trong giai đoạn này hình thành nhiều các mạch máu tân tạo được tạo ra bởi các tế bào gốc tủy xương. Các tế bào gốc này xâm nhập vào vùng tổn thương và biệt hóa tùy thuộc vào điều kiện tại chỗ : nồng độ oxy tổ chức, sức căng giãn và các yếu tố kích thích phát triển tại chỗ (Growth factors).

+ Sức căng giãn tại chỗ sẽ hoạt hóa tế bào gốc sinh các nguyên bào sợi. Ở những nơi có nồng độ oxy thấp và căng giãn thường xuyên các tế bào gốc sẽ tạo các nguyên bào sụn (chrondrocyte), sau đó các can sụn sẽ tạo cầu nối giữa hai đầu xương gãy, cũng chính các can sụn này sẽ làm giảm độ căng giãn và đưa tới sự liền xương.

+ Nguyên bào xương (Osteoprogenitor cell) sẽ tăng sinh nhanh chóng ở môi trường giàu oxy và ít bị căng giãn cơ học, những vùng này tạo nên can xương cứng trực tiếp.

+ Can xương mềm được tạo ra nhờ sự biến đổi từ tổ chức hạt sang tổ chức canxi hoá tạm thời, bao gồm các nguyên bào xương và nguyên bào sụn cùng hệ thống các sợi collgen. Các nguyên bào xương và nguyên bào sụn tổng hợp các chất gian bào dạng xương và sụn. Sự khoáng hoá can mềm xuất hiện đầu tiên ở chỗ tiếp giáp giữa các đầu xương gãy, tuần tự từ đầu này sang đầu kia của ổ gãy cho đến khi hai đầu xương gãy được nối liền nhau. Can ở giai đoạn này rất mềm và dễ gãy.

+ Hình thành can xương cứng: can xương mềm tiếp tục phát triển, các tế bào sụn cùng hệ thống sợi collagen lắng đọng canxi tạo môi trường cho các tế bào gốc đi vào biến đổi thành các nguyên bào xương, các tế bào này biến đổi sụn đã khoáng hóa thành các bè xương cứng sắp xếp dọc theo các vi quản. Sự cốt hoá tạo thành các bè xương cứng đảm bảo nối liền ổ gãy vững chắc.

- Giai đoạn sửa chữa hình thể can:

Xương Havers thích hợp được định hướng thay thế can xương cứng ( quá trình này kéo dài từ một đến vài năm, trả lại cho xương cấu trúc tổ chức học của nó ). Dưới sự tác động của các lực cơ học tổ chức can xương tại đây có sự thay đổi về hình thể để thích hợp với chức năng của xương. Sự sửa chữa được thực hiện bởi các BMU ( bone modelizing unit ) gồm có các huỷ cốt bào và tạo cốt bào và diễn ra theo một trình tự được lặp đi lặp lại [1],[2],[7].

- Giai đoạn hồi phục hình thể xương như ban đầu:

+ Kéo dài từ một đến nhiều năm. Hình thể xương phục hồi hoàn toàn ở trẻ em, nhưng ở người lớn không thể hồi phục như hình thể ban đầu.
Trên lâm sàng và x quang :
1. Giai đoạn viêm và hình thành tổ chức hạt:
LS: biểu hiện bằng sưng, nóng, đỏ, đau, giảm dần sau 7-10 ngày
 X quang : các đầu xương gãy vẫn sắc cạnh chưa có biến đổi gì.
2. Giai đoạn hình thành can mềm:
 lâm sàng không còn cử động bất thường tại ổ gãy
 X quang : các đầu gãy không còn sắc cạnh, bắt đầu xuất hiện can cầu ( can xương độ I ), dần dần can xương phát triển tạo thành một cầu can nối liền hai đầu gãy, tuy nhiên khe gãy vẫn còn rõ ( can xương độ II )
3. Giai đoạn can xương cứng: 
lâm sàng sờ thấy rõ khối can, không còn cử động bất thường, không còn đau tại ổ gãy, 
X quang có hình ảnh khối can xương to chắc nối liền hai đầu gãy, không còn khe giãn cách ( can xương độ III )
bonus chẩn đoán khớp giả và chậm liền xương :
1.Chậm liền xương:
- Đến thời gian liền xương mà vẫn còn các dấu hiệu sau:
+Sưng nề tại ỗ gãy.
+Còn đau chói tại ổ gãy.
+Cử động bất thường.
Xquang: Còn khe sáng giữa 2 đầu gãy.
2.Khớp giả:
- Quá hai lần thời gian liền xương:
- Hết cơ năng.
- Hết chói.
- Cữ động bất thường vẫn còn.
- Xquang: 2 đầu gãy vẫn còn giản cách, các đầu gãy xơ hoá.
Nguồn BSNT